Sau khi ra mắt giới mộ điệu tại Liên hoan phim Venice 2018, tác phẩm do Lãnh sự danh dự Lý Nhã Kỳ đồng sản xuất nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và truyền thông bởi bội dung đặc sắc.
Tại buổi ra mắt, Lý Nhã Kỳ đã được công chúng châu Âu hoan nghênh nồng nhiệt. Không chỉ xin chụp ảnh và chữ ký, họ còn bày tỏ sự thán phục trước vị doanh nhân trẻ đến từ châu Á có nhiều thành công đáng ngạc nhiên. Điều đó thể hiện ngay trong lĩnh vực mới là cô đầu tư đó là điện ảnh.
“Tôi may mắn khi được cộng tác với một ê-kíp quốc tế chuyên nghiệp trong đó đạo diễn, diễn viên, nhà sản xuất chính đều là những nhân vật nổi tiếng thế giới. Họ từng đoạt rất nhiều giải thưởng danh giá từ Venice, Cannes cho đến Oscar nên chúng tôi hoàn toàn không gặp bất cứ khó khăn gì. Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được đầu tư, đồng hành, làm việc cùng ê-kíp lớn và nổi tiếng như vậy”, cô bày tỏ.
Bộ phim là cái nhìn nhẹ nhàng và mỉa mai về thế giới xuất bản sách tại Paris đang thay đổi chóng mặt thông qua mối quan hệ giữa Alain Danielson (Guillaume Canet thủ vai), một biên tập viên và Léonard Spiegel (Vincent Macaigne thủ vai), một tiểu thuyết gia. Cả hai đều có những trăn trở với thời cuộc, liên tục đấu tranh để đối phó với cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, sự biến đổi kỹ thuật số của ngành công nghiệp xuất bản.
Suốt câu chuyện phim là những tranh luận của các nhân vật xoay quanh những biến đổi đang ngày càng ảnh hưởng đến thế giới xuất bản: sự phát triển của sách điện tử so với sách giấy, vấn đề chia sẻ thông tin trong thời đại mạng xã hội lên ngôi, hệ quả của kỹ thuật số trong đời sống hàng ngày,…
“Ngay từ khung hình đầu tiên, người xem đã rơi vào giữa các cuộc hội thoại dày đặc, thậm chí chóng mặt, với các ý kiến xung đột về cách thức xuất bản sách, sách in so với sách điện tử, sự khác nhau rõ ràng giữa nghệ thuật và giải trí,… Ẩn sau những câu chuyện về thời cuộc là sự khao khát, những mâu thuẫn, bực dọc riêng của từng nhân vật, chúng cực kì phức tạp”, tác giả Jon Frosch của tờ The Hollywood Reporter nhận xét.
Cũng theo tờ báo này, Non fiction cho thấy sự quan tâm của các nhà làm phim đối với câu chuyện vĩ vô mang tên toàn cầu hóa – một chủ đề xuyên suốt thông qua cách tiếp cận hóm hỉnh, châm biến và phức tạp. Phim đã khám phá tác động của những thay đổi kinh tế, công nghệ và văn hóa trên toàn thế giới đối với bản sắc riêng của từng cá nhân và tập thể.
Nhiều câu hỏi được liên tục đặt ra trong suốt 108 phút của phim: Liệu internet và mạng xã hội đang giết chết thói quen đọc, viết của nhân loại hay giúp chúng ta có phương tiận để đọc, viết và thể hiện những suy nghĩ của bản thân một cách dễ dàng hơn? Chúng ta có đang bước vào một thế giới mà ở đó, định kiến và dối trá nhiều hơn niềm tin và chân lý?
Góp mặt trong số 21 tác phẩm xuất sắc tranh giải Sư Tử Vàng, hạng mục danh giá nhất tại Liên hoan phim Venice, nhà làm phim hàng đầu nước Pháp nhận được nhiều bình luận tích cực. Giới truyền thông quốc tế nhận định rằng Non fiction dưới bàn tay nhào nặn từ nhà làm phim sinh năm 1955 sẽ trở thành chiến binh đáng gờm tại cuộc đua đang diễn ra ở nước Ý.
Trang Variety đã khen ngợi bộ phim của đạo diễn 53 tuổi là một tác phẩm phá vỡ phong cách làm phim thường thấy của chính Olivier Assayas trong những cái tên thành công gầy đây như Personal shopper hay Clouds of Sils Maria. “Non fiction trở lại với diện mạo của một tác phẩm triết học cởi mở của Olivier Assayas. Câu chuyện của hai cặp vợ chồng mải mê đối phó với sự thay đổi trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của họ rất kín đáo, nhẹ nhàng và cũng đầy hài hước. Phim sẽ giúp giới phê bình và người xem hình dung được bức tranh rất khác về những người Pháp thông minh”, tác giả Jay Weissber của Variety cho biết.
“Olivier Assayas cho phép kịch bản tự viết đầy dụng ý thâm sâu của mình đội lốt bộ phim hài kịch, che phủ các tầng ý tưởng thâm thúy bằng những nét vẽ dễ thương, thông minh và gợi cảm nhưng vẫn không làm mờ nhạt những thông điệp cốt lõi của phim”, Screen daily – tạp chí điện ảnh quốc tế của Anh nhận xét.
Indie wire, một trong những trang đánh gía phim uy tín nhất nước Mỹ đã nói về Non fiction: “Với sự tinh tế và nhẹ nhàng trong tác phẩm mới, Olivier Assayas đã đi theo một hướng truyền tải táo bạo: ông sử dụng những lo lắng của hiện tại để nói lên ngôn ngữ kéo chúng ta vào vấn đề của tương lai”.
Trang The wrap thậm chí còn nhận định rằng Non fiction là bộ phim hay nhất và hài hước nhất của đạo diễn Olivier Assayas từ trước đến nay.
Bo Ra
Ảnh: Mr. AT